Nguồn nước sinh hoạt nhiễm độc ẩn chứa nguy cơ bệnh tật

Nước sinh hoạt nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh không chỉ gây hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư mà nghiêm trọng hơn là những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe với sức khỏe người dân. Đặc biệt tại các khu đô thị.

Nước sinh hoạt nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh không chỉ gây hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư mà nghiêm trọng hơn là những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe với sức khỏe người dân. Đặc biệt tại các khu đô thị.

Bất an vì nguồn nước nhiễm độc

Như Lao Động đã đưa tin, mới đây, theo kết quả kiểm tra chất lượng nguồn nước của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đối với các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch tại 1.400 vị trí thuộc 7 quận – huyện (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Tân, Thủ Đức, quận 12), cho thấy: chỉ có 3,21% mẫu đạt chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Có 95,86% mẫu xét nghiệm không đạt chỉ tiêu hóa lý do độ pH thấp, hàm lượng sắt cao. Trong khi đó tại Hà Nội, người dân cũng không khỏi kinh ngạc khi nước sinh hoạt tại khu đô thị Mỹ Đình 2 bị nhiễm Asen với nồng độ cao 4 lần cho phép, tại khu vực chung cư Tam Trinh, nguồn nước sinh hoạt của người dân bỗng dưng vẩn đục, đen mà không rõ nguyên nhân.

Theo Th.s Dương Phát Chiếu, Trưởng phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TPHCM cho biết: kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, vi khuẩn trong nước là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Các vi khuẩn có hại nhiễm trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật gây nên bệnh tả, thương hàn, bại liệt. Vi sinh E.coli, Coliforms có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết…Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy như phẩm màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích là nguyên nhân gây nhiễm độc mạn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi… 

Nếu nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng như bạc, thủy ngân, kẽm, chì, Asen… với hàm lượng cao sẽ gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến. Nghiêm trọng hơn cả là nguồn nước nhiễm Asen, dù chỉ với liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư… Nếu nồng độ quá lớn, người dùng có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, tử vong rất nhanh.

Dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt nhiễm độc

Theo Th.s Dương Phát Chiếu, không cần đến các biện pháp kiểm tra phức tạp, mỗi gia đình có thể dựa vào màu sắc, mùi vị, độ đục… để phát hiện sự ô nhiễm của nguồn nước và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Cụ thể, nước bị nhiễm sắt, mangan, tảo…sẽ có mùi tanh, có màu xanh hoặc vàng sau khi để ngoài không khí. Nước có mùi hôi có thể do nguồn nước ngầm đã bị nhiễm nước thải, chất hữu cơ trong đất. Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2S. Nước có mùi khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo. Bên cạnh đó, nước có màu đục chứng tỏ có các chất lơ lửng nhiễm trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh…).

Nước nhiễm Asen (hình mình họa)

Một số phương pháp trước mắt để xử lý được nguồn nước tại gia đình khi chưa có biện pháp xử lý triệt để như:

  • Đun sôi nước trước khi sử dụng; Uống nước mới sau 24h (bởi sau 24h, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại);
  • Gợn nước sau khi để lắng và phơi dưới ánh nắng 1,2 ngày,
  • Dùng máy lọc nước chuyên dụng

Các biện pháp trên chỉ là những cách để xử lý màu, mùi, và cặn bẩn trong nước, tuy nhiên không thể hoàn toàn loại bỏ Amip, Asen, virus, vi khuẩn gây bệnh trong nước. Vì vậy, cần lựa chọn một máy lọc nước chuyên dụng để đảm bảo nguồn nước an tòa.

 

Bình luận trên Facebook