Phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết. Loại nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nước khoáng và nước tinh khiết có điểm gì khác nhau? Loại nước nào thật sự có ích cho sức khỏe người dùng? Nước chúng ta đang uống là loại nào trong 2 loại kể trên? Tất cả những thắc mắc sẽ được tổng hợp và giải đáp qua bài so sánh nước khoáng và nước tinh khiết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

1. Nước tinh khiết là gì?

Nước tinh khiết hay còn gọi là nước cấtnước khử khoángnước de-ion, là nước đã qua khử trùng và lọc công nghiệp, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất trong nước, kể cả các ion khoáng. Nước tinh khiết là nước chỉ có 2 thành phần hóa học là oxy và hydro, công thức hóa học là H2O.

Nhiều người lầm tưởng rằng nước tinh khiết là nước sạch nhưng không phải. Nước sạch là nước không màu, không vị, không mùi và có thể chứa các yếu tố vật lý hóa học và vi sinh trong mức độ cho phép không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do đó nước tinh khiết KHÔNG phải là nước sạch.

Nước tinh khiết có các chỉ số TDS và hàm lượng canxi, magie, độ cứng rất thấp (~0ppm) so với nước khoáng (TDS từ 100ppm).

Nước tinh khiết không phải là nước sạch

2. Nước khoáng là gì?

Nước khoáng có nguồn gốc từ các mạch nước ngầm trong lòng đất, hình thành do sự tích tụ và phát triển theo vòng tự nhiên. Tùy vào địa chất của từng khu vực mà hàm lượng khoáng chất và loại khoáng chất sẽ thay đổi khác nhau.

Nước ngầm sau khi được lấy ra khỏi lòng đất, cần được trải qua các công đoạn xử lý khác nhau nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn nước uống trực tiếp theo Bộ Y tế và WHO.

Nước ngầm sau các công đoạn xử lý mà vẫn giữ được các khoáng chất tự nhiên thì được gọi là nước khoáng. Một số loại khoáng chất tự nhiên trong nước khoáng có lợi cho sức khỏe của con người như: Canxi, magie,…

Quá trình xử lý nước khoáng tương đối phức tạp, nước khoáng yêu cầu cần loại bỏ tạp chất, vi khuẩn nhưng vẫn giữ lại được các khoáng chất thiết yếu. Chính vì vậy, nước khoáng thường có mức giá thành cao hơn so với những loại nước thông thường.

Nước máy thành phố cũng được xem là một dạng nước khoáng. Tuy nhiên, những loại nước máy ở các vùng khác nhau sẽ có hàm lượng và loại khoáng khác nhau. Hàm lượng khoáng trong nước máy đều được giới hạn trong tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt của Bộ Y Tế (căn cứ theo WHO) QCVN:01-2009/BYT. Trong tiêu chuẩn này, các chỉ tiêu cần quan tâm, đó là:  tổng hàm lượng khoáng canxi và magie: 300 ppm (mg/L), TDS (tổng hàm lượng khoáng chất hòa tan trong nước) tối đa 1.000ppm (mg/L).

Nước khoáng là gì – Geyser Việt Nam
Nước khoáng bổ sung năng lượng và vi chất cho cơ thể

3. Điểm giống nhau khi so sánh nước khoáng và nước tinh khiết

3.1. Độ an toàn

Cả nước khoáng và nước tinh khiết đều an toàn, thích hợp cho tất cả mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, theo TS Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và giáo dục dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cảnh báo rằng không nên dùng nước tinh khiết quá lâu.

3.2. Công dụng

Cả nước tinh khiết và nước khoáng đều có công dụng chính là giải khát, bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tuy vậy nước tinh khiết và nước khoáng không hoàn toàn giống nhau. Chúng có sự khác biệt và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe khi lựa chọn sử dụng lâu dài và thường xuyên.

4. Điểm khác nhau giữa nước khoáng và nước tinh khiết

4.1. Nguồn gốc sản xuất

  • Nước tinh khiết: được lấy từ nước lọc, nước giếng đun sôi và tiến hành xử lý lọc sạch tất cả các tạp chất, khoáng chất dù hại hay lợi ra khỏi nước hoàn toàn.
  • Nước khoáng: lấy từ các mạch nước ngầm chảy qua khu vực có khoáng chất, do đó trong nước chứa thêm các vi lượng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

4.2. Thành phần có trong nước

  • Nước tinh khiết: không chứa bất cứ thành phần nào ngoài oxy và hidro cấu thành phân tử nước.
  • Nước khoáng: chứa các khoáng chất dinh dưỡng và vi lượng tốt cho sức khỏe như bicarbonat canxi, carbonat, magie, fluor, kẽm, i-ốt, sắt,…

Có sự khác nhau giữa nước khoáng và nước tinh khiết – Geyser Việt Nam

4.3. Quy trình khai thác

  • Nước tinh khiết: chưng cất từ nước lọc.
  • Nước khoáng: khai thác từ mạch nước ngầm trong lòng đất, trải qua các bước lọc để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.

4.4. Giá trị dinh dưỡng

  • Nước tinh khiết: không có giá trị dinh dưỡng, chỉ dùng để giải khát. Nếu dùng lâu dài cơ thể sẽ bị thiếu khoáng chất.
  • Nước khoáng: có giá trị dinh dưỡng cao, bổ sung khoáng chất và các ion năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

5. Nước khoáng và nước tinh khiết, nên sử dụng loại nào?

5.1. Mức độ sử dụng 

  • Nước khoáng
    • Nước khoáng chứa các khoáng chất tốt cho cơ thể, được khuyên dùng sau khi tập thể dục hoặc lao động nặng để bổ sung năng lượng cho cơ thể bị mất đi qua đường thoát mồ hôi.
    • Người bị tiêu chảy có thể dùng nước khoáng để bổ sung các vi lượng bị mất đi.
  • Nước tinh khiết: Dùng để giải khát, không bổ sung vi lượng và ion khoáng cho cơ thể.

5.2. Đối tượng sử dụng 

  • Nước khoáng
    • Người bình thường sử dụng tốt vì có thể thải các khoáng chất thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời giúp cơ thể bổ sung thêm năng lượng.
    • Theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quân Đội (St. Petersburg) nước khoáng cải thiện các chức năng của đường tiêu hóa và gan, giảm tải cho thận và giảm nguy cơ sỏi thận,…
    • Nước khoáng phù hợp nhất với trẻ em: giúp phát triển tốt về xương và trí tuệ; mẹ bầu: giảm nguy cơ sinh non, cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé; người lớn tuổi: giảm nguy cơ bệnh tim, thận, ung thư, …
  • Nước tinh khiết
    • Nước tinh khiết không có dưỡng chất nên khi dùng lâu, cơ thể sẽ thiếu khoáng chất và sinh bệnh. Ví dụ cơ thể thiếu carbon thì không thể sinh ra vitamin B12; thiếu kẽm, magie, canxi,… làm loãng xương và dẫn đến tay chân bị tê.
    • Ngoài ra nước tinh khiết không có chất dinh dưỡng nên dễ gây biến chứng thai nhi, thiếu máu, loãng xương, gây rối loạn tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Do đó bà bầu và trẻ em không nên dùng nước tinh khiết thường xuyên.
Nên sử dụng nước khoáng hay nước tinh khiết để nấu ăn – Geyser Việt Nam
Sử dụng nước tinh khiết nấu ăn có thể mất 60% khoáng chất thiết yếu trong thực phẩm

Nhìn chung, với người khỏe mạnh bình thường, nước khoáng tốt hơn nước tinh khiết.

Công bố của WHO kết luận rằng: “Nước tinh khiết không chỉ làm nước hoàn toàn khử khoáng, có đặc điểm cảm quan không đạt yêu cầu, mà nó còn có một số ảnh hưởng bất lợi nhất định đến cơ thể người và động vật

Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do sử dụng nước tinh khiết không chỉ xảy đến với các nước thiếu nước sạch mà còn là vấn đề của các quốc gia đang lạm dụng sử dụng các thiết bị lọc nước tinh khiết qua thiết bị lọc nước RO hoặc nước đóng chai

Vì vậy, giữa nước khoáng và nước tinh khiết bạn nên sử dụng nguồn nước giàu khoáng chất. Khoáng chất như Ca, Mg trong nước là thành phần cấu tạo nên xương và răng; là thành phần kích thích cơ, chức năng và co bóp tim. Bên cạnh đó, khoáng chất trong nước ở dạng ion sẽ dễ hấp thu hơn khoáng chất cung cấp từ nguồn thực phẩm.

6. Cách nhận biết nước còn khoáng

6.1. Bằng vị giác

Khi uống nước tinh khiết bạn sẽ không cảm nhận thấy bất cứ vị gì bởi nước hoàn toàn không có các thành phần khác. Ngược lại khi uống nước khoáng, vị giác sẽ cảm nhận được cảm giác mát vì thành phần có CO2 kèm theo vị mặn ngọt do các khoáng chất tạo nên.

6.2. Kiểm nghiệm nước 

✽Nước còn khoáng ở đâu

Nước giếngnước ngầm là nguồn nước giàu khoáng chất. Tuy nhiên nước lấy lên từ những nơi này còn chứa cả vi khuẩn, cát bụi, rong rêu nên chưa thể sử dụng ngay. Vì vậy người dùng muốn uống nước khoáng cần sử dụng máy lọc nước Nano Geyser. Với công nghệ lọc hiện đại đã loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chấp nhưng vẫn giữ lại các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie,… cho nguồn nước đầu ra.

Máy lọc nước Geyser giúp loại bỏ tạp chất và giữ lại các khoáng chất trong nước

✽Quy định hàm lượng khoáng của WHO về hàm lượng khoáng trong nước

Theo tiêu chuẩn của WHO về hàm lượng khoáng trong nước:

  • Đối với Magie, tối thiểu là 10 mg/L (33,56), tối ưu là 20 – 30 mg/L (49,57)
  • Đối với canxi, tối thiểu là 20 mg/L (56), tối ưu là 50 (40 – 80) mg/L (57,58).

Từ các số liệu trên có thể kết luận rằng, nước khoáng tốt và rất cần thiết cho sức khỏe con người.

  • Đối với tổng độ cứng, tổng canxi và magie trong khoảng 2 – 3.5 mmol/L.

Nguy cơ ảnh hưởng của việc sử dụng nước có hàm lượng khoáng thấp được phân chia thành các nhóm như sau:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến màng ruột, trao đổi chất và các chức năng khác trong cơ thể
  • Việc cung cấp ít hay không cung cấp canxi và magie từ nước có hàm lượng khoáng thấp
  • Cung cấp ít các nguyên tố vi lượng và nguyên tố quan trọng
  • Mất canxi, magie và các dinh dưỡng khi chuẩn bị đồ ăn
  • Nguy cơ tăng các kim loại nặng theo đường ăn uống

Báo cáo của WHO 1980

Do tác hại của nước tách muối hoàn tàn cung như nước có hàm lượng khoáng thấp trong khoảng 50 – 75 mg/L, nhóm soạn thảo đã đề xuất giá trị TDS tối thiểu là 100 mg/L, nhóm cũng đề xuất TDS trong nước uống 200 – 400 mg/L với nước có clorua và sunfat, 250 – 500 với nước bicarbonate.

Ngoài giá trị TDS, báo cáo còn khuyến cáo lượng canxi tối thiểu là 30 mg/L. Giá trị này dựa trên cơ sở những tác động quan trọng với sự thay đổi hocmon trong trao đổi canxi và phosphor, bão hòa khoáng trong xương. mặt khác hàm lượng canxi 30 mg/L cũng giảm khả năng ăn mòn của nước. Lượng bicarbonate cũng được đề xuất là 30 mg/L để có cảm quan tốt, chống ăn mòn, tương đồng với lượng canxi đề xuất.

Nguồn: Tổ Chức Y Tế Thế Giới (Trích từ bài viết Rủi ro sức khỏe khi uống nước khử khoáng chất” Thông tin đăng tải trên who.int)

Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 2019 Geyser Russia chính thức cho ra mắt dòng máy lọc nước nano Geyser ION CANXI Ecotar 6/ Ecotar 8 với những ưu điểm vượt trội so với các dòng máy lọc nước trước đó, đó là công nghệ lõi lọc liên hoàn Unitech – Thay lõi lọc trọn bộ 3 lõi 12 tháng hoặc 7000 lít nước theo điều kiện đến trước giúp tăng cường đáng kế hiệu quả lọc cũng như an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Máy lọc nước ION Canxi Geyser Ecotar 6/ Ecotar 8 được tăng cường công nghệ tạo ra nước giàu khoáng chất ION CANXI thiết yếu cho cơ thể, chi tiết xem thêm tại.

Thông qua bài so sánh nước khoáng và nước tinh khiết này, hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích giúp đưa ra lựa chọn sử dụng loại nước phù hợp. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe.

Bình luận trên Facebook