33 lượt xem
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nước đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, cũng không thể dùng lý do này để “lạm dụng” nước, uống quá nhiều nước khiến cơ thể trở nên “quá tải” và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy uống nhiều nước có tốt không? Uống bao nhiêu nước là đủ? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
“Uống nhiều nước có tốt không?” Để trả lời câu hỏi này, trước tiên hay đề cập đến tầm quan trọng của nước đối với cơ thể.
Nếu như xem cơ thể là một bộ máy vận hành thống nhất thì nước chính là chất để giúp những chi tiết trong bộ máy đó được vận hành trơn tru và hiệu quả nhất. Như chúng ta đã biết, cơ thể chứa đến 70% là nước. Thực chất con số 70% này là hoàn toàn có căn cứ. Ngay cả những bộ phận mà con người nghĩ sẽ không chứa nước trong đó như xương, cũng có chứa 31% là nước.
Đối với cơ thể, nước có vai trò như sau:
Nước thực sự rất quan trọng với cơ thể, tuy nhiên không vì thế mà cơ thể cứ dung nạp nước một cách vô kiểm soát. Lý giải điều này, các chuyên gia đã nhận thấy nhiều vấn đề khi bệnh nhân uống quá nhiều lượng nước trong một ngày. Những vấn đề này bao gồm:
Đi tiểu nhiều lần có lẽ là hiện tượng đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi cơ thể đang dung nạp quá nhiều nước. Lượng nước khi đi vào cơ thể, sau khi thực hiện các chức năng, một lượng được giữ lại để duy trì trao đổi chất, lượng nước không cần thiết sẽ bị đào thải ra ngoài.
Những hợp chất như Magie, Canxi và Kali trong cơ thể đóng vai trò là các chất điện giải, có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình co cơ, đông máu và các hoạt động khác của hệ cơ. Khi cơ thể uống quá nhiều nước, khả năng cao nồng độ của các hợp chất này sẽ bị pha loãng, từ đó xuất hiện tượng chuột rút.
Hiện tượng động kinh thường ít xuất hiện, tuy nhiên bạn cũng cần phải đề phòng. Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng uống nhiều nước khiến tim phải hoạt động năng suất hơn bình thường. Điều này làm cho áp lực của tim tăng, nặng sẽ dẫn đến hiện tượng động kinh.
Natri đóng vai trò là chất điện giải trong máu, ngoài ra còn giúp duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể. Nồng độ Natri trong máu sẽ bị giảm khi cơ thể nạp vào quá lượng nước không cần thiết. Nồng độ natri giảm đồng thời cũng sẽ làm giảm áp lực thẩm thấu bên ngoài tế bào, gây nên hiện tượng tích nước, biểu hiện là phù nề.
Kali là thành phần chủ lực hỗ trợ trong hoạt động co bóp của tim và dẫn truyền xung thần kinh. Uống nhiều nước khiến cho nồng độ kali trong máu bị giảm xuống và có thể gây nên một số hậu quả từ nhẹ đến nặng như: tiêu chảy, tụt huyết áp, chuột rút tay chân.
Giống như tim, thận sẽ phải hoạt động với năng suất cao hơn khi cơ thể dung nạp quá nhiều nước cho một ngày. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu sẽ khiến chức năng của thận bị suy giảm, gây nên suy thận, thận yếu hoặc sỏi thận.
Đau đầu cũng là một hiện tượng phổ biến thường gặp khi bạn uống quá nhiều nước. Hiện tượng này xuất phát từ lý do nồng độ natri trong máu giảm, các tế bào bị giãn ra. Điều này có thể khiến cho não bị sưng, gây nên tình trạng đau đầu.
Như đã đề cập ở trên, việc uống nước không kiểm soát làm tăng thể tích máu trong cơ thể, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Tình trạng kéo dài lâu sẽ khiến tim trở nên yếu hơn, dễ gây bệnh động kinh.
Màu sắc nước tiểu là dẫn chứng cho sức khỏe trao đổi chất. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc trong suốt như nước cất cũng đều là dấu hiệu không tốt. Nước tiểu trong suốt là do cơ thể đã dung nạp quá nhiều nước.
Việc uống nước vô kiểm soát, kể cả khi cơ thể có không có dấu hiệu khát nước cũng là một biểu hiện đáng chú ý khi cơ thể bị thừa nước. Hãy theo dõi việc uống nước của bản thân thay vì để tránh được những tác hại khó lường.
Như đã lý giải ở trên, nồng độ natri giảm sẽ gây nên hiện tượng tích nước, biểu hiện rõ nhất đó là hiện tượng phù nề. Hiện tượng này có thể xảy ra ở các cơ quan như tay, chân, môi, thậm chí là mặt.
Đi tiểu nhiều cũng là một hiện tượng phổ biến. Nếu người bình thường đi tiểu trên 10 lần/ngày mà không mắc các bệnh lý về thận, rất có thể người đó đang bị thừa nước.
Dấu hiệu cuối cùng dễ nhận thấy khi cơ thể thừa nước đó là chóng mặt, buồn nôn. Nguyên nhân của tình trạng này là do não bị sưng khi nồng độ natri giảm nhiều.
Vậy uống nhiều nước có tốt không? Thì câu trả lời là không mà ta nên uống lượng nước đủ cho cơ thể.
Sau khi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Uống nhiều nước có tốt không?” thì điều mà nhiều người quan tâm bây giờ là: “Uống bao nhiêu nước mới là đủ”. Theo tính toán của các chuyên gia y tế về hàm lượng cần thiết cho cơ thể để duy trì trao đổi chất tốt trong một ngày, một người bình thường nên uống tối đa 2 lít nước/ngày.
Bên cạnh đó, uống nước “đạt chuẩn” cũng là một điều kiện quan trọng để cơ thể hoạt động tốt nhất. Nhưng thế nào là nước “đạt chuẩn”. Theo như tổ chức WHO đã khẳng định, các loại nước tinh khiết, đã qua quá trình khử khoáng không thực sự tốt cho cơ thể vì không chứa các khoáng chất có lợi.
Thay vì đó, để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên sử dụng nước ion canxi, hay còn gọi là nước còn khoáng. Loại nước này là sản phẩm của công nghệ lọc nước Nano tiên tiến – công nghệ có khả năng lọc sạch 99.9% tạp chất gây hại và giữ lại các khoáng chất tốt cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy lọc có sử dụng công nghệ lọc nước Nano từ các thương hiệu lớn, điển hình như Geyser.
Bình luận trên Facebook